Đạo diễn Xuân Phượng lần thứ hai nhận giải thưởng văn chương
Đạo diễn Xuân Phượng tuổi 91 vẫn ‘gánh gánh gồng gồng’
Đạo diễn Xuân Phượng chia sẻ kỷ niệm “Khắc đi khắc đến”.
Đạo diễn Xuân Phương có họ tên đầy đủ Nguyễn Thị Xuân Phượng, sinh năm 1929 tại làng Nham Biều, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế trong một gia đình hoàng tộc. Năm 16 tuổi, bà được chứng kiến giây phút cuối cùng của triều đại phong kiến tại Việt Nam, và quyết định rời cố đô theo cách mạng.
Vai trò nhân chứng lịch sử của đạo diễn Xuân Phượng càng được bồi đắp nhiều dữ liệu hơn, khi bà trở thành phụ nữ đầu tiên đảm đương vai trò phóng viên chiến trường của ngành truyền hình Việt Nam. Từ năm 1974, bà chuyển sang làm đạo diễn phim tài liệu, và lần lượt có các tác phẩm nổi tiếng “Việt Nam và chiếc xe đạp”, “Khi tiếng súng vừa tắt”, “Tôi viết bài ca hồi sinh”, “Hai tiếng quê hương”, “Khi nụ cười trở lại”, “Ông Năm Yersin”…
Năm 2001, đạo diễn Xuân Phượng phát hành hồi ký “Áo dài” bằng tiếng Pháp. Đến năm 2020, bà viết lại “Áo dài” thành cuốn sách tiếng Việt “Gánh gánh gồng gồng” được trao giải thưởng của Hội Nhà văn TP.HCM và Hội Nhà văn Việt Nam.
Sau giải thưởng văn chương ở tuổi 91, đạo diễn Xuân Phượng tiếp tục viết “Khắc đi khắc đến”. Dù không đậm chất văn chương như “Gánh gánh gồng gồng”, nhưng “Khắc đi khắc đến” cũng là những nỗi niềm bộc bạch chân thực và lôi cuốn.
Vì sao lại lấy tên “Khắc đi khắc đến”? Đạo diễn Xuân Phượng tiết lộ: “Những năm tháng ở chiến khu Việt Bắc, tôi sống cùng đồng bào dân tộc H’Mông, Tày, Cao Lan… Họ không có khái niệm cây số hay km, mà là độ dài mấy “quăng dao”. Hỏi đi từ nhà này đến nhà kia bao xa, họ chỉ đơn giản đáp bằng cách lấy con dao ném vào thân cây, cách mặt đất bao nhiêu thì quãng đường dài cũng cỡ chừng đấy, nhưng là một khoảng cách chứa nhiều chiêm nghiệm. Qua đó cho thấy đường đi là vô cùng, dẫu xa hay gần, nếu có quyết tâm thì ai cũng sẽ khắc đi và khắc đến được với mục đích của mình”.
Đạo diễn Xuân Phượng nhận hoa chúc mừng của các đồng nghiệp thế hệ sau.
Cuốn sách “Khắc đi khắc đến” chỉ hơn 200 trang, đạo diễn Xuân Phượng kể về hành trình của bà từ khi mở phòng tranh Lotus vào năm 1991 đến nay. Độc giả lần theo những tâm sự của đạo diễn Xuân Phượng mà không ngừng đặt ra những câu hỏi ngổn ngang.
Làm thế nào bà cảm được những tác phẩm hội họa của những họa sĩ thầm lặng, dám mua nhiều tranh của họ, rồi đưa những con người thầm lặng ấy ra ánh sáng, vượt biên giới, đến nhiều quốc gia khác?
Làm thế nào bà trụ lại, đứng vững khi phòng tranh bị cháy, nhà xưởng cũng bị “bà hỏa” viếng thăm? Làm thế nào bà vượt qua nỗi tổn thương khi bị dối lừa, khi bị mất đi khối tài sản quá lớn mà nếu như bà gục ngã sẽ kéo theo sự sụp đổ của nhiều con người?
Tất nhiên, đạo diễn Xuân Phượng không kể lể dông dài những tổn thương ấy. Bằng vài trang súc tích cô động khiến người đọc suy ngẫm nhiều hơn về những gì bà viết ra trên trang giấy. Đó là một quan niệm xử thế, một phong cách sống đẹp, một bản lĩnh kiên định trên nền tảng của một trái tim trong sáng và nhân hậu.
Đạo diễn Xuân Phượng hạnh phúc khi phát hiện từ đầu, đưa những tài năng từ bóng tối ra ánh sáng như Đinh Quân, Trương Đình Hào, Lê Võ Tuân, Nguyễn Văn Hải… Những cuộc triển lãm, người mua kẻ bán đều hài lòng, thắt chặt tình thân hữu. Thậm chí, bà còn tổ chức triển lãm ở Côn Đảo, nơi từng được mệnh danh là địa ngục trần gian.
Luôn trân trọng những giá trị con người, đạo diễn Xuân Phượng biết hy sinh và chấp nhận. Trong môi trường xã hội nào, bà cũng thích nghi và vượt lên, thua thiệt không than trách, đổi nghề không tiếc nuối. Sau khi nghỉ hưu, thay vì nhận một bãi giữ xe theo sự ưu ái của chính quyền, bà bỏ tiền mở phòng tranh để thử thách con đường mới.
Ngẫu nhiên trở thành một nhà sưu tập tranh, đạo diễn Xuân Phượng chứng tỏ năng lực trong vai trò một môi giới nghệ thuật (artdealer). Với việc xây dựng thị trường tranh Việt, bà không phải người đầu tiên khai phá, nhưng là người hoạt động hiệu quả nhất và bền bỉ nhất.
Trong “Khắc đi khắc đến”, đạo diễn Xuân Phượng không giấu giếm những lúc đưa tranh đi ra nước ngoài buổi đầu, do chưa có kinh nghiệm nên bị tính cước cao. Do đó, bà cho tháo dỡ chassis, thay đóng đinh bằng khoan và mộng, làm giá tre cho tranh lên máy bay.
Cuốn sách được ra mắt khi tác giả ở tuổi 95.
Từng có lúc tưởng chừng tan tành cơ nghiệp khi bị cháy xưởng tranh, đạo diễn Xuân Phượng vẫn kiên trì làm lại. Với bà không có gì là sớm hay muộn. Tuổi nào cũng tạo dựng được sự nghiệp, quan trọng là tài năng, ý chí, nghị lực, duyên may, khi cơ hội đến thì kịp thời nắm bắt. Bà bày tỏ: “Đừng nản chí vì khó khăn, đừng tự giới hạn mình”.
Cuốn sách “Khắc đi khắc đến” đề cao ân tình giữa con người với con người, phía sau những cuộc mua bán tranh. Đó là câu chuyện chung quanh chiếc phong bì của nhà sưu tầm tranh Alain Lh. gởi đến đạo diễn Xuân Phượng, như một lời an ủi sau khi xưởng mỹ nghệ của bà bị cháy: “Bạn đừng bận tâm việc đền bù. Mất mát của bạn to lớn quá. Tôi mong được chia sẻ phần nào sự thiệt hại này”.
Bà viết: “Hôm sau anh đến phòng tranh Lotus, lẳng lặng nắm chặt tay tôi và trao một phong bì. Tôi mở ra. Trong thư có 5.000 USD và dòng chữ: “Niềm vui chia sẻ, niềm vui nhân đôi. Nỗi buồn chia sẻ, nỗi buồn chia đôi. Mong được chia đôi tai họa này của bạn”. Cố gan góc chịu đựng nỗi bất hạnh to lớn này, tôi vẫn tìm mọi cách để phục hồi phòng tranh. Không một lời ta thán. Không một giọt nước mắt. Khi nhận được số tiền và bức thư ngắn của Alain Lh., tôi đã òa lên nức nở khóc”.
Phân tích kèo phạt góc Argentina
Argentina thường thi đấu tấn công ưu việt và kiểm soát bóng tốt, điều này có thể dẫn đến nhiều tình huống phạt góc cho họ.
Đối thủ của Argentina có thể chơi phòng ngự phản công, từ đó gây sức ép lên hàng thủ Argentina và cũng có cơ hội nhận được những quả phạt góc.
Trong 5 trận gần nhất của Argentina, trung bình mỗi trận có khoảng 8-10 quả phạt góc được thực hiện.
Dự đoán kèo phạt góc
Dựa trên phong độ và lối chơi của Argentina, kèo phạt góc châu Á có thể là Argentina -3 hoặc -3.5. Điều này có nghĩa là Argentina phải thực hiện ít nhất 4 quả phạt góc nhiều hơn đối thủ để kèo này được tính thắng.
Kèo tổng số phạt góc có thể là Ưu 10.5 hoặc 11.5, tức là tổng số phạt góc của cả hai đội phải vượt quá 10 hoặc 11 quả.
Tỷ lệ cược cho các kèo này thường dao động từ 1.80 đến 2.00, tùy thuộc vào sức mạnh của đối thủ.
Lưu ý khi chơi kèo phạt góc
Theo dõi phong độ và lối chơi của hai đội trong những trận gần nhất để đưa ra dự đoán chính xác.
Chú ý đến những cầu thủ có khả năng dứt điểm từ xa hoặc những tình huống cố định của Argentina.
Quản lý vốn và không đặt cược quá mức cho một trận đấu.
Thông tin cụ thể về số lượng bàn thắng mà đội tuyển Argentina ghi được từ các quả phạt góc không có sẵn trong các kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên, có một số thông tin thú vị liên quan đến bàn thắng từ phạt góc của Argentina:
Bàn thắng Olympic
Argentina đã ghi bàn trực tiếp từ một quả phạt góc đầu tiên trong lịch sử bóng đá vào ngày 2 tháng 10 năm 1924, khi tiền đạo Cesáreo Onzari ghi bàn trong trận đấu với Uruguay. Bàn thắng này được gọi là “bàn thắng Olympic” và đã trở thành một phần quan trọng trong lịch sử bóng đá.
Thống kê chung
Trong các trận đấu hiện tại và quá khứ, Argentina thường xuyên tạo ra nhiều cơ hội từ các tình huống phạt góc, nhưng không có số liệu cụ thể về tổng số bàn thắng ghi được từ phạt góc trong các trận đấu gần đây.